Tác giả | Trần Đình Bửu |
ISBN điện tử | 978-604-82-6190-0 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2011 |
Danh mục | Trần Đình Bửu |
Số trang | 88 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trước khi có Tiêu chuẩn 22TCN-274-01 trong các Dự án Đường ô tô thuộc ngân sách Nhà nước đài thọ việc thiết kế mặt đường mềm đều theo Tiêu chuẩn Thiết kế mặt đường mềm 1993 của Việt Nam, được biên soạn theo Tiêu chuẩn Liên Xô (cũ). Trong lúc đó từ năm 1994, đối với các Dự án do nước ngoài thiết kế và cho vay tín dụng thì mặt đường được thiết kế theo nhiều Tiêu chuẩn khác nhau (Mỹ, Anh, Pháp, úc, Nhật, Đức...), và chủ yếu là theo AASHTO (Mỹ).
Để việc thiết kế mặt đường đi vào quy củ, có thể quản lý thuận tiện, đồng thời để tạo điều kiện cho việc hội nhập được tốt hơn với các nước trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực này, Bộ Giao thông vận tải nước ta đã cho soạn thảo và ban hành Tiêu chuẩn Thiết kế mặt đường mềm theo phương pháp của AASHTO-93.
Trong tài liệu này sẽ giới thiệu các phần chủ yếu trong tiêu chuẩn và hướng dẫn trình tự thiết kế mặt đường bê tông nhựa làm mới, thiết kế xây dựng phân kỳ, thiết kế gia cường mặt đường cũ theo các phương pháp khác nhau và nhất là đưa ra các ví dụ thiết kế mặt đường mềm để việc sử dụng Tiêu chuẩn được dễ dàng, thuận tiện. Các nội dung khác như so sánh kinh tế các loại mặt đường, thiết kế mặt đường có lưu lượng xe ít, độc giả có thể tham khảo trong Tiêu chuẩn đã ban hành.
Trong tài liệu này cũng nêu vắn tắt về nguồn gốc của phương pháp thiết kế mặt đường theo AASHTO và sự phát triển của nó qua các giai đoạn từ bản hướng dẫn tạm thời thiết kế mặt đường mềm và cứng của AASHTO (1961) đến hướng dẫn thiết kế kết cấu mặt đường theo AASHTO(1993).
Để giúp cho việc áp dụng Tiêu chuẩn 22TCN-274-01: Thiết kế mặt đường mềm được thuận lợi và phổ cập, Vụ Quản lý Khoa học Công nghệ Bộ Giao thông vận tải và Trung tâm Đào tạo nâng cao cầu đường của Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đã tổ chức nhiều lớp chuyên đề, các lớp đào tạo nâng cao để người biên soạn Tiêu chuẩn trực tiếp phổ biến hướng dẫn các cơ sở lý luận của phương pháp, các điều kiện, yêu cầu cần có và trình tự tiến hành thiết kế mặt đường mềm theo Tiêu chuẩn mới.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẦN THIÊT KẾ KÊT CẤU MẶT ĐƯỜNG | 5 |
1.1. Giới thiệu | 5 |
1.2. Mục tiêu thiết kế | 5 |
1.3. Các yếu tố kết cấu chính của phần xe chạy | 6 |
Chương II: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG MỀM CỦA AASHTO (1993) | 10 |
2.1. Nguồn gốc của phương pháp thiết kế mặt đường mềm theo AASHO | 10 |
2.2. Sự phát triển của phương pháp AASHO qua các giai đoạn | 12 |
2.3. Áp dụng và điều chỉnh một số thông số của phương pháp AASHTO trong lúc soạn thảo Tiêu chuẩn 22TCN-274-01 của Việt Nam | 13 |
2.4. Các yêu cầu thiết kế | 15 |
Chương III: TRÌNH TỰTHIÊT KẾ XÁC ĐỊNH CHIẾU DÀY CÁC LỚP CỦA MẶT ĐƯỜNG MỀM THEO TIÊU CHUẨN 22TCN-274-01 (THEO PHƯƠNG PHÁP AASHTO) | 17 |
Chương IV: THIẾT KẾ TĂNG CƯỜNG MẶT ĐƯỜNG CŨ | 34 |
Chương V: CÁC VÍ DỤ THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG MỀM | 45 |
Phụ lục 1: Định nghĩa các thuật ngữdùng trong tiêu chưẩn | 61 |
Phụ lục 2: Các bảng dừng để chuyên đổi giao thông hỗn hợp ra tải trọng trục đơn tương đương 80KN, dùng trong thiết kế mặt đường mem | 64 |
Phụ lục 3: Xác định mô đụn đàn hồi của dat nền (Mr) bằng thí nghiệm các mẫu đất ở trong phòng thí nghiệm và xác định mô đun đàn hồi của vật liệu hạt (cấp phối đá) dùng làm lớp móng trên và móng dưới bằng thí nghiệm các mẫu cấp phối đá ở trong phòng thí nghẹm | 73 |
Phụ lục 4: Xác định mô đun đàn hồi của đất nền đuờng Mr và mô đun đàn hồi Ep của kết cấu mặt đuồng nằm phía trên lớp đất nền đuờng bằng phuơng pháp đo chậu võng khi dùng thiết bị fwd (phuơng pháp thí nghiệm không phá hoại ndt) | 76 |
Phụ lục 5: bảng chuyển đổi từ các đon vị đo dùng trong hệ thống đo luông của hoa kỳ (mà trong tiêu chuẩn này có sửdựng) sang hệ thống đo quốc tế SI | 84 |
Tài liệu tham khảo chính | 85 |